Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Nội Công SA LONG CƯƠNG


Điểm Luyện Công

Điểm luyện công cốt yếu là làm cho tinh thần, thể phách được vững vàng, thân thể cường tráng, gân cốt được rắn chắc, dẽo dai, phòng ngừa được các tạp bệnh, có khả năng chống trả lại địch thủ nguy hiểm. Nhưng luyện tập lại là một chuyện rất khó khăn gian khổ, không phải nói suông là làm được.

Phải biết kiên nhẫn bước tới từng bước cho vững chắc, không được gấp rút và không được chậm trễ, “ Dục Tốc Bất Đạt” có được như thế mới mong đạt đến kết quả luyện công.

Luyện “Quyền” mà không luyện “ Công” thì cũng chẳng khác gì như sợi tơ trước gió, bèo dạt trên sông, lập lờ vô định, chẳng lấy đâu làm căn cứ.

Việc tập cốt ở “ Thần Thanh Ý Trầm”. Khi muốn ra đòn đánh địch thủ thì trước hết khí phải phân toàn thân, nếu thấy cơ hội tốt thì nên biến hóa ngay mà không do dự.

Khi luyện công đã có căn bản, sau đó mới có thể kết hợp các thế lại để luyện quyền, sao cho động tác được nhanh nhẹn tự nhiên biến hóa theo ý muốn.

Cứ tập thuần thục từ thế một, rồi tuần tự mà tiến hành theo thứ tự lần lượt các thế trong bài cho trọn bài, sau đó mỗi lần luyện cả bài từ đầu đến cuối.

Lâu ngày tất nhiên phải thành công và sẽ tiến tới chổ “ Siêu Thần Nhập Hóa”, từ đó mới được xem là đạt đến mức tinh thông vậy.

Luyện công cũng phải phân chia ra từng bước:
-         Bước đầu tiên là luyện da thịt ( Tấn nội công) : luyện cho da thịt rắn chắc, bắp thịt được bện chặt lại để tạo một sức mạnh khả dĩ, nó là một nguồn nội lực có thể bạt san, cử đĩnh…

-         Bước hai là luyện gân xương ( Bát đoạn cẩm ): luyện cho Gân dẽo dai, xương cứng chắt.

-         Bước ba ( Vận hành khí lực) : sau khi có sức lực đầy đủ rồi mới chuyển sang luyện quyền gân ( vận hành khí lực) để sai khiến theo ý muốn của mình, chừng đó mới có thể nói là thành công vậy.

Muốn đạt được kết quả của luyện công phải biết thấu đáo năm điều kỵ và bảy điều hại thì mới có thể bàn đến việc luyện công:

NĂM ĐIỀU KỴ:

                             1/ Tình cảm buông lung
                             2/ Bệnh kiêu căng
                             3/ Nóng nảy, gấp rút
                             4/ Luyện quá mức
                             5/ Tửu sắc

BẢY ĐIỀU HẠI

                             1/ Gần sắc hại Tinh
                             2/ Giận dữ hại Khí
                             3/ Lo lắng hại Thần
                             4/ Uống càng hại Huyết
                             5/ Biếng nhác hại Gân
                             6/ Gấp rút hại Xương
                             7/ Đam mê hại Tâm
MP.SA LONG CƯƠNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét