Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Võ Đường SA LONG CƯƠNG

Võ Đường SA LONG CƯƠNG
Loạt bài giới thiệu Võ đường do Vũ Đình Trường thực hiện

L.T.S: Loạt bài viết về các võ đường hiện đang hoạt động ở Việt Nam nhằm giới thiệu với độc giả V.t cách tổ chức, dạy dỗ, tập luyện, thi cử, thăng cấp, thăng đai… Khác nhau ở từng võ đường như thế nào, để độc giả có thể thấy rõ rút tỉa kinh nghiệm để sau này có thể trở thành một Giám đốc Võ đường. Mở đầu cho loạt bài này là V. Đ Sa Long Cương ( chuyeân daïy voõ coå truyeàn V.N) do Sư trưởng Trương Thanh Đăng làm giám đốc.

Nằm trên một con hẻm thuộc đường Nguyễn Cư Trinh Sài Gòn, đi vào một quãng sáu khoảng 50 thước, một ngôi nhà rất tầm thường lẫn lộn trong đám nhà lổn ngổn khác nhau của xóm bình dân. Ngôi nhà trệt không có gì là đặc biệt, cũ kỹ nữa, nằm san sát với dãy nhà kế bên thật khiêm nhường nếu không có hàng chữ: Võ đường Sa Long Cương, thì đố  ai nhận ra được nơi đã huấn luyện bao nhiên môn sinh ưu tú của môn phái võ cổ truyền Việt Nam. Bảng hiệu Sa Long Cương không to lớn lắm, chỉ vừa vặn chắn ngang khung cửa đi vào, cửa luôn luôn được đóng kín, có màn che bên trong, một cái chuông nhỏ được gắn liền ở đó. Khi có khách lạ đến thì chuông được rung lên, võ sinh ra đón để hỏi lý do, sau đó mới có thể diện kiến Sư trưởng.

Khách  bước chân vào võ đường sẽ cảm thấy không khí u trầm, huyền hoặc bao vây. Một ngỡ ngàng cũng như cảm giác rờn rợn nào đó đang ngấm dần vào tâm hồn của khách. Căn phòng rộng khoảng 8m x 12m được tráng ciment ở nền, trên ciment có kẻ khu vực tập luyện, những dấu tên di chuyển, những chấm điểm dừng lại. Khách không thể nào vô ý để phải bước vào  khu vực cấm địa đó được, vì có những mũi tên chỉ dẫn lối đi cùng sự hướng dẫn của người Trưởng tràng. Khách phải đi vòng theo ranh tường để qua phía bên kia, nơi hội kiến Sư trưởng. Môn sinh sẽ bắt ghế cho khách ngồi để chờ Sư trưởng ra tiếp.
Khách đưa mắt – trong thời gian chờ đợi – nhìn bao quát phòng tập một lúc. Nó cũng giống như mọi căn phòng khác mà người ta dùng để trú ngụ, rộng rãi nhưng âm u. Bốn phía tường đều có trưng hình ảnh chụp các võ sinh đang tập luyện, hoặc chân dung của một vài nhân vật đặc biệt. Dựa sát vách tường treo la liệt những món binh khí (dùng cho võ sinh tập luyện) xưa: Đao, Thương, Giáo Kiếm, Dây Xích… sáng loáng. Vách tường chính diện có treo 2 chân dung lớn: Vị Sư tổ Bồ Đề Đạt Ma vaø Vua Quang Trung Nguyeãn Hueä, trên có bốn chữ lớn: Nhị Vị Sư Tổ . Cạnh chân dung Bồ Đề Đạt Ma là bức hình chụp Sư trưởng Trương Thanh Đăng – cũng là giám đốc võ đường. Điểm đặc biệt đáng chú ý là hầu như các vách tường đều dán kín bởi những tấm bích chương, khẩu hiệu, nhật tụng, điều luật, thông cáo… một  cách không thứ tự. Gạt ngoài tính cách luộn thuộm trên, khách có thể nhặc được một vài câu đáng chú ý như: “Võ dõng quỉ thần kinh – tài cao long hổ phục”. Hoặc “Chân quyền bát quái” của Sư trưởng Sa Long Cương chế tạo, không một ai biết được. Người nào biết. Đó là môn sinh. Hay: “Người khôn kẻ dại cũng giống nhau”.

Người biết là khác

Trời chiều nay có vẻ ít gay gắt, những đám mây đen như muốn kéo lên tràn  ngập khung cảnh Sài Gòn đang rộn ràng với mùa Trung thu. Phòng tập trở nên tối dần,các võ sinh cũng lần lượt đến, sửa soạn cho buổi tập ban chiều. Mỗi võ sinh đều đến  chào thầy, chào khách, rồi mới đi thay võ phục.
Câu chuyện giữa Sư trưởng và khách mỗi lúc một thêm đậm đà, ý vị, giữa tiếng “ạch đụi” chuyển gân cốt “răng rắc”, múa may, nhảy nhót của các võ sinh. Được hỏi về những ngày khởi đầu võ đường, Sư trưởng Trương Thanh Đăng cho biết: Lúc đầu chỉ dạy ngay trong nhà (căn phòng hẹp phía trong), và dạy một cách kín đáo, chưa dám ra mặt. Đó là khoảng năm 1930, lúc dó phong trào cũng chưa có, thành thử võ sinh cũng lưa thưa – dạy với tính cách gia đình thôi, không có quảng cáo rình rang, chỉ bằng phương cách “rỉ tai”, hàng xóm đồn đại…
Những võ sinh lúc đầu phần đông là các ông lớn tiếng tăm cỡ giám đốc, nha, bộ… hoặc con cháu của họ tới học. Có khi ông phải tới nhà  riêng để dạy cho họ (vì tính cách an ninh). Số lượng võ sinh lúc đó chỉ vào khoảng mươi, mười lăm người là cùng. Tuy thế, ông cũng lấy làm vui, vì – như lời tâm sự đã thổ lộ với khách – chủ đích cũng như ý nguyện của ông là muốn truyền vốn võ học của mình cho hậu sinh. Do đó, dù bất cứ ở đâu, trong hoàn cảnh nào ông cũng cố gắng thực hiện ý nguyện của mình cho bằng được, bởi trước đó 5 năm ông đã lập võ đường ở Phan Thiết, vì lý do lánh nạn (thời Pháp thuộc) nên ông bỏ vô Sài Gòn, tiếp tục sứ mệnh.
Ông cho biết, ban đầu võ đường chỉ lợp mái bằng thiếc ( vì chưa có tole như bây giờ), vốn liếng không có bao nhiêu, vì theo quan niệm của ông là có bao nhiêu làm bấy nhiêu, cũng không có ai giúp đỡ cả, một mình gầy dựng, rồi tu bổ lấy cho đến ngày nay. Rất may lúc đó cũng không có ai làm khó dễ mình, hơn mữa mình cũng âm thầm hoạt động thôi, không có ảnh hưởng gì đến bên ngoài bao nhiêu, cho đến năm 1964 mới có giấy phép chính thức, khi ấy bảng hiệu Sa Long Cương mới được dựng lên. Lúc đầu (ông chỉ vào sân tập) phòng tập này nguyên là sân trước chỉ để chậu kiểng, bông hoa, cùng những cây vú sữa to lớn. Nhưng sau vì số lượng võ sinh mỗi ngày một đông thành ra phải dẹp hết mới có như ngày hôm nay đây (vừa nói vừa gật gù ra chiều đắc ý, mãn nguyện).
          Được hỏi về ba chữ Sa Long Cương, ông giảng giải: Sa, có nghĩa là Cát, Long là Rồng, Cương là Đồi. Con rồng nằm trên đồi cát. Ông ví mình như con rồng nằm trên đồi cát khô khan, cũng như mình chỉ là hạt cát hoặc chỉ là giọt nước giữa đại dương.
          Hiện tại ông là giám đốc, vừa là huấn luyện viên (cho cấp cao). Với thời gian huấn luyện từ trước đến giờ có nhiều người đã trở thành võ sư. Muốn đạt đến trình độ võ sư, ít nhất phải học tập thường xuyên trong 5 năm trở lên.
-         Chương trình luyện tập võ sinh, ông thường chú trọng về phương diện nào?
-         Tôi lo về quyền thuật trước, cho thật cứng rắn, đó là phải tập “Tấn” cho thật dữ, thật chắc. Rồi sau đó mới dạy binh khí, môn này thì hai tay phải đều, tả hữu, thượng hạ, dùng để bổ túc cho quyền. Mặc dầu quyền có đỡ trên đỡ dưới nhưng không đều bằng binh khí, hơn nữa dạy binh khí để cho biết qua cách thức đánh đỡ của nó hầu khi mình học tay không, tức “Thập bát ban” biết cách triệt binh khí của địch.
Từ ngày thành lập võ đường đến nay đã trải qua mấy trào rồi, trào thứ 1 có người đã ra làm võ sư, mấy trào sau chưa có ai. Theo Sư trưởng Trương Thanh Đăng thì phải học tập 10 năm trở lên mới đủ sức làm võ sư. Tuy nhiên, muốn làm võ sư không phải dễ, vì học nhiều mà không biết truyền thụ lại cho người khác hay chỉ dạy thiếu phương pháp đều hỏng, có thể làm sai lạc truyền thống thành ra tam sao thất bổn. Nói về phương pháp, Sư trưởng TRương Thanh Đăng cũng tiết lộ: Phải tập chân tấn trước nhất, traùnh né lanh lẹ, tấn công địch thủ cách nào, nhất là chú trọng về cách tấn công trong lúc đông người, vì trong cuộc đời võ nghiệp của Sư trưởng đã có lần phải đương đầu trên 200 mạng người.

          Hiện tại, võ đường rất đông môn sinh đến thọ giáo. Tuy nhiên, vì kích thước có hạn của võ đường cũng như thì giờ eo hẹp của võ sư thành thử chỉ thâu nhận một số lượng nào đó thôi, do đó rất chọn lọc. Sư trưởng rất nghiêm khắc, kỷ luật chặt chẽ trong vấn đề tập luyện cho nên võ sinh nào không chịu nổi phương pháp đó, chỉ trong vòng vài tuần hoặc đôi tháng là rút dù liền, còn ngöôøi nào theo được sẽ là môn sinh xứng đáng với danh hiệu của võ đường. Tất cả có 2 lớp: lớp buổi sáng ngày lẻ (3,5,7) và học buổi chiều ngày chẵn (2,4,6). Mỗi lớp học tập trong vòng 2 tiếng đồng hồ, riêng các cấp cao (cỡ huấn luyện viên) được chính Sư trưởng dạy thêm nửa tiếng nữa. Hiện thời có người mang đến hoàng đai, xem như là cao cấp nhất trong đám môn sinh. Nói về đai cấp, võ đường có nhiều loại tuần tự từ cấp đai thấp nhất đến cao nhất có: ban đầu mới nhập môn thì mang đai đen, sau đó tới màu lục, rồi hồng đai 1, hồng đai 2 cấp. Lấy xong hoàng đai là có thể trở thành võ sư được.
          Nói về cách thi cử, ông cho biết phương pháp thi từng cá nhân mỗi người phải thuộc bài quyền của mình. Sau đó hỏi vấn đáp những đòn thế đã học qua. Lên lục đai cho tập bài nội công, đủ cho da thịt cứng, lên hồng đai cho tập bài “bát đoạn cẩm” để xương gân cứng cáp. Chỉ hồng hai mới tập song đấu.
          Khi khách tỏ vẻ thắc mắc về những chữ “Thiếu Lâm” vừa rồi thì được Sư trưởng giải thích rằng tuy phần chính là võ cổ truyền Việt Nam nhưng cũng có dạy kèm Thiếu lâm phụ vào, phải học qua cho biết phòng khi địch thủ dùng mình biết đường mà tránh né. Để khách khỏi nghi ngờ, Sư trưởng xác nhận là Thiếu lâm khác hẳn võ cổ truyền nhiều lắm, ông đưa những dẫn chứng lịch sử như Lý Thường Kiệt dùng võ ta đánh võ Tàu, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đánh bạt bọn Tôn Sĩ Nghị…) thế nhưng vẫn còn nhiều người lẫn lộn.
          Về võ phục có giầy ba-ta đen, tất đen. Ông giải thích, đi giầy để khỏi hư chân, hơn nữa bình thường sinh hoạt ngoaøi đời chứng ta thường mang giầy như theá để mình quen đi, khi sử dụng vào trường hợp bất trắc khỏi  phải trở ngại, lúng túng. Quần đùi để cho mát (xứ ta thuộc vùng nhiệt đới), có hai thứ màu quần: quần đen cho người mới nhập môn hoặc quần trắng. Áo lót dùng che mồ hôi, da thịt con người cho sạch sẽ.
          Từ ngày thành lập đến nay, đã hai lần sư trưởng đưa môn sinh lên võ đài vào năm 1965. Sau vì không đồng ý một vài điểm nào đó trong cách tổ chức cũng như ý nghĩa võ đài mà ông tự hứa không bao giờ đưa môn sinh thượng đài nữa. Hiện tại võ đường chứa được khoảng 200 võ sinh sáng chiều đến tập luyện đều đặn. Ai nghỉ không xin phép là đuổi ngay bất cứ lý do nào. Nói đến đây thì có một môn sinh lớn tuổi đến xin phép thầy nghỉ thêm (vì kỳ nghỉ đã hết) dầu bệnh chưa dứt hẳn. Được hỏi sinh hoạt võ đường có để ý về phương diện xã hội không? Sư trưởng trả lời rằng: không, chỉ lo phần chuyên môn của mình thôi.
-         ông có dự định kế hoạch phát triển gì trong tương lai?
-         Mình phải đi đều dần, tiến dần, mỗi ngày tu bổ, phát triển thêm một tí. Cũng có dự định lập chi nhánh nhưng thấy chưa có anh tài vừa ý, khi nào đủ cán bộ có khả năng thì lúc đó lập chi nhánh cũng vừa.

Cơn mưa chiều dằng dai từ  lúc nào cũng vừa thưa hạt. Bên trong võ đường hàng chục võ sinh đang xôn xao tập luyện đường đao kiếm, xích saét khua rổn rảng cùng với tiếng nói lào xào. Mưa vừa dứt, khách cáo từ ra về.

&&&&&&&&&&&&&&&


      Một giờ nói chuyện với
Sư trưởng TRƯƠNG THANH ĐĂNG
                     *Trần Thế Thủy ghi

          trưởng Trương Thanh Đăng hiện là giám đốc võ đường Sa Long Cương ở số 137/43 Nguyễn Cư Trinh Sài Gòn. Ông thuộc môn phái võ cổ truyền Việt Nam. Tuy đã ngoài thất tuần nhưng dáng vẻ còn sắc bén lắm, nói chuyện rất linh hoạt. Trải qua mấy mươi năm tận tụy dạy dỗ đám môn sinh, ngày đêm lo lắng truyền dạy hết sở học của mình cho môn đồ, không quản ngại khó khăn, và sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng võ nghiệp.
          Ông sinh năm 1895, bắt đầu học võ hồi 14 tuổi, học chính gốc võ Bình Định. Lúc đầu ông theo học thầy Trương Trạch, cử nhân võ thời bấy giờ, ông thầy đầu tiên này dạy cho ông thaäp bát ban. Sau đó, ròng rã trong 15 năm ông học qua hai ông thầy nữa: ông Hai Cụt ở làng Cẩm Thượng, ông Nguyễn Văn Cát (tự Ba Cát) ở An Nhơn. Khi trở về quê nhà (Phan Thiết), ông học thêm võ Thiếu Lâm với lần lượt 7 ông thầy tàu, rước về nhà dạy.
-         Bởi động lực nào mà ông dấn thân vào võ học cũng như cơ hội nào đưa ông tới đó?
-         Hồi tôi 13 tuổi lúc  học ở trường Dục Anh (Phan Thiết) ở đây cho mướn truyện Tàu. Hồi đó tôi say mê truyện Tàu lắm, nhất là mê ông Triệu Tử, bởi có một cây thương mà ông chống cự cả vạn người. Đó là mầm mống nảy sinh ý tưởng học võ. Bởi đầu óc non nớt của tôi lúc đó tự hỏi tại sao có chuyện như vậy, do đó muốn tìm hiểu xem có đúng hay không, có thực như vậy ở ngoài đời chăng. Do đó tôi xin gia đình cho ra Bình Định để học.
-         Có những khó khăn nào xảy ra cho cá nhân cũng như hoàn cảnh lúc đó không, thưa ông?
-         Kể ra thì không có khó khăn gì, vì thời ấy còn thái bình.
-         Theo ông, muốn học võ thành công cần có những đức tính nào?
-         Mình muốn kết quả thì phải bền chí, phải có tinh thần chủ định theo dõi từng động tác.
-         Có bao giờ ông tự nhận mình có một số võ thuật đúng mức chưa?
-         Không dám, dầu người nhỏ tuổi hơn tôi thấy tôi có khuyết điểm gì cứ dạy bảo, sẽ chữa ngay.
-         Có những tự hào nào cho ông trong võ nghiệp này?
-         Không tự hào cũng như không có quan niệm gì hơn ai. Theo sức tôi học được ở tiền bối bao nhiêu đem truyền lại cho hậu sinh bấy nhiêu.
-         Sở trường của ông là những đòn nào? Cước, quyền?
-         Cái nào cũng vậy, cái nào cũng xài được. Vì võ thuật là đánh đỡ và đỡ đánh, mà đỡ cũng là đánh, cái đánh cũng là để đỡ, xong tới đỡ rồi đánh, sẽ chậm hơn. Trái lại võ thuật phải liên tục, khi đánh người ta ở trên là phải biết ở dưới ra sao.
-         Khả năng võ thuật của ông đến mức nào vậy? Ông có thể cho một vài ví dụ điển hình về khả năng đó hoặc những thành tích đã đạt được trong quá khứ?
-         Tôi đưa ra một ví dụ nhỏ: hồi 29 tuổi, một ngọn đá tôi từ Phan Thiết tới Bình Định đều nghe danh. Nói về lúc học roi, tôi học 24 đường roi của cậu Tư, hai thầy trò mỗi người cầm một cây thước kẻ ngồi học, thế mà sau đó tôi đều thuộc hết và múa được. Về thành tích hồi còn thanh niên một mình tôi đã phải đương đầu với 200 người hung hăng, dân nốt sổi (bạn ghe). Ban đầu tôi chỉ là người can gián, vì hiểu laàm họ vây tôi bằng dao búa, cây gỗ hơn nửa giờ, tôi thoát ra khỏi vòng vây và đứng nhìn vào, họ thấy vậy nên giảng hòa.
-         Trong quá trình sự nghiệp võ thuật ông đã làm những điều gì có thể coi như mãn nguyện nhất?
-         Thấy truyền được nghệ thuật của mình cho học trò đến mức độ có thể làm võ sư được là thấy vui rồi.
-         Ông bắt đầu hành hiệp từ lúc nào? Mở võ đường, dạy võ…?
-         Năm 1925 tôi bắt đầu dạy các anh em, kéo dài được 5 năm ở Phan Thiết. Sau vì lánh nạn Tây thực dân nên vào Sài Gòn, ban ngày làm việc ở sở, tối về nhà dạy, đó là những năm 1930 trở về sau. Mãi đến năm 1964 mới có Tổng Cuộc Quyền Thuật, do đó có xin được giấy phép mới trương được bảng hiệu lên. Đó là bảng hiệu Sa Long Cương bây giờ.
-         Mục đích của ông trong việc truyền dạy võ học, võ thuật như thế nào?
-         Mục đích của tôi là muốn truyền bá ra cho mọi người, đào luyện anh tài cho xứ sở.
-         Ông dùng võ thuật để phục vụ cho một lý tưởng nào?
-         Phục vụ cho một thế hệ thanh niên mạnh, cho họ có một sức khỏe dồi dào, đủ tự tin để chống trả mọi bất trắc, và do đó cũng sửa chữa được giới thiếu niên phạm pháp.
-         Nghĩa là có một số võ thuật khá rồi con người bớt tính hống hách, sằng bậy chứ?
-         Chắc chắn là học trò tôi không làm bậy.
-         Với cương vị hiện tại ông có nghĩ rằng mình đã góp phần xây dựng quốc gia và xã hội không?
-         Như tôi vừa nói mục đích tôi là hướng dẫn đào tạo cho thanh niên xứng đáng là một người công dân tốt cho quốc gia, cho ngoại bang nể mình.
-         Theo ông, võ thuật có ảnh hưởng gì đến chính trị không?
-         Tại cá nhân mình, tôi thấy chỉ lo về võ thuật thôi, đó là phần chuyên môn của mình, không biết cũng như không gia nhập chính trị.
-         Ông nghĩ sao về sự du nhập và bành trướng các môn ngoại quốc ở Việt Nam?
-         Tôi không quan tâm đến, ai có sức làm gì thì làm, tôi chỉ lo phận tôi.
-         Nghĩa là ông chỉ lo thế nào để duy trì môn võ thuật thuần túy Việt Nam này?
-         Đúng, tôi chuyên tâm về võ học nước nhà, võ ngoại quốc vào đây ai học cũng tốt.
-         Ông nghĩ thế nào về môn võ cổ truyền Việt Nam. Tại sao có quan niệm bí truyền của người xưa?
-         Tôi cho rằng khi mình học tới bậc cao mỗi khi chiến đấu địch,  mình có thể đánh địch thủ mà địch thủ không đánh mình được chính xác. Đặc điểm của môn võ cổ truyền là ẻo lả, bay bướm nhưng độc đáo, bởi lúc đánh vào thì như búa bổ
-         Ông có nghĩ rằng sự bành trướng võ thuật bao giờ cũng tốt? Lợi hại ra sao?
-         Lợi là cho thanh niên một sức khỏe dồi dào. Nhưng phải tập luyện làm sao để có một võ lực cũng như một tấm lòng đức độ song song. Có thể tránh được tiếng võ phu, côn đồ, vì nhờ có đạo dức kèm theo. Phần hại, nếu mình dạy không đúng, cắt nghĩa không rành thì khác nào đưa lưỡi dao cho nó tự vận, không ích gì.
-         Ông nhận xét gì đối với thế hệ thanh thiếu niên bây giờ, cũng như đám môn sinh của ông hiện tại?
-         Tôi thấy lúc này thanh niên đang chạy theo những trào lưu bên ngoài, có nhiều cái phức tạp, nên cho nó biết cái gì của Việt Nam, truyền thống văn vật…
-         Còn riêng với đám môn đồ của ông thì sao?
-         Chỉ dẫn cho nhiều người thành công, điều đó cũng đủ vui rồi.
-         Ông có ý kiến gì về công cuộc bành trướng võ học và võ thuật trong tương lai, cũng như cần sự trợ giúp của chính quyền?
-         Nếu giúp cho thế hệ thanh niên mạnh, sức khỏe dồi dào. Cũng cần chính quyền hỗ trợ chẳng hạn lập võ đường công cộng, gom hết các võ sư lại, bành trướng rộng rãi phong trào võ thuật hơn.

(Anlong07-laodongta  bảo tồn)








































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét